SEO onpage là gì? Cách tối ưu hóa SEO onpage

Làm trong ngành kinh doanh và marketing thì khái niệm về SEO onpage không còn xa lạ gì, việc tối ưu được SEO onpage đã giúp website của công ty đi được 2/3 chặng đường lên top thứ hạng của công cụ tìm kiếm rồi đấy. Vậy cụ thể SEO onpage là gì?  Làm thế nào để tối ưu hóa SEO onpage?  Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó của bạn.

SEO Onpage là gì?

cách tối ưu seo onpage 2

SEO onpage đóng vai trò quan trọng trong quá trình SEO website, nó là tập hợp những công việc bao gồm nhiều tác vụ, thao tác mà SEOer thực hiện tối ưu hóa nhằm đưa website có kết quả cao trên công cụ tìm kiếm trả về. Từ đó giúp trang web đạt lượng Traffic lớn, tiếp cận nhiều khách hàng phù hợp hơn từ nguồn tìm kiếm tự nhiên.

Cách tối ưu SEO Onpage hiệu quả

Như bạn đã biết thì để SEO thành công cho một trang web thì cần phải tối ưu SEO onpage lẫn offpage. Trong đó SEO onpage bao gồm những công việc như tối ưu hóa mã HTML, sáng tạo content và làm phong phú nội dung trang web, tái cấu trúc nội dung trang sao cho phù hợp nhất với người dùng. Và muốn SEO hiệu quả thì đầu tiên bạn phải tối ưu hóa Title và cả Meta Description:

seo onpage là gì 1

  • Tối ưu Title

Đây sẽ là dòng hiện lên đầu tên trên bộ công cụ tìm kiếm khi người dùng truy cập tìm kiếm thông tin liên quan đến từ khóa. Là phần quyết định bài viết bạn có từ khóa lên top được hay không. Những lưu ý khi đặt tiêu đề trang : phải chứa từ khóa chính nếu là cho trang chủ thì phải chứa tên thương hiệu. Từ khóa có thể được lặp lại nhưng không quá 3 lần.

Độ dài tối ưu cho Tiêu đề trang là khoảng 50 – 60 ký tự và không đặt giống Heading1. Viết tiêu đề trang dễ hiểu, mạch lạc và tránh sử dụng từ ngữ nhạy cảm, tiêu cực và không có tiềm năng SEO.

  • Thẻ meta description

Thẻ Meta Descriptions là lời mô tả ngắn gọn bao quát về nội dung của bài viết nằm ngay phía dưới thẻ Title. Meta description được sử dụng trong các kết quả tìm kiếm tương tự như Title tag, đây là 2 thông tin quan trọng quyết định khách tìm kiếm có chọn đến trang web của bạn không.

Một số lưu ý về Meta Description : Đoạn mô tả phải là duy nhất, không trùng lặp và mô tả ngắn gọn nội dung trang web của bạn, độ dài khoảng từ 150 – 160 ký tự và đặt từ chứa từ khóa chính ngay phần đầu của thẻ mô tả

  • Heading tags

Thẻ Heading là yếu tố xếp hạng rất quan trọng với  quá trình SEO đặc biệt là thẻ H1, các thẻ H2 thể hiện nội dung có phân cấp và có cấu trúc rõ ràng thân thiện và dễ hiểu hơn với Search Engine

H1: thường có nội dung tương tự thẻ Title, có chứa từ khóa ngay phía đầu và chỉ sử dụng duy nhất 1 thẻ H1 cho mỗi trang

H2: nội dung tổ chức thành các mục và mỗi thẻ H2 thể hiện những điểm chính của từng đoạn trong bài viết, H2 có chứa từ khóa 1 lần, và chứa các biến thể của từ khóa.

  • Image – Tối ưu hình ảnh

seo onpage là gì 2

Hình ảnh liên quan rất quan trọng trong SEO, một hình ảnh ấn tượng có thể có giá trị hơn 1000 lời nói nên nó rất quan trọng trong nội dung bài viết của bạn. Mỗi bài viết nên có ít nhất 3 ảnh, đặt ở đoạn nội dung có liên quan đến hình ảnh đó để thể hiện rõ hơn về thông tin bạn muốn truyền tới tới người đọc.

Đặt tên không dấu phân tách các từ bởi ký tự gạch ngang (-)

Dung lượng không nên quá 100K cho ảnh lớn, 50K cho ảnh trung bình, 30K cho ảnh nhỏ

  • Anchor text

Anchor text là đoạn văn bản đặt trong siêu liên kết dẫn để link về một trang đích khác, thường sử dụng text màu xanh và gạch chân.

Nếu như trong bài viết có 2 liên kết cùng dẫn tới một URL thì chỉ liên kết đầu được Google tính, vì vậy bạn lưu ý không nên dùng trên 2 anchor text để dẫn tới cùng 1 URL.

Trên một bài viết theo từng mục của nội dung có thể dẫn nhiều anchor text, lưu ý dẫn tới các nội dung liên quan và các từ khóa trong anchor text phù hợp với nội dung của trang đích được dẫn link

  • Internal link

Liên kết nội bộ là các siêu liên kết trỏ về các trang trong cùng một website. Liên kết nội bộ hữu ích nhất cho việc thiết lập kiến trúc trang web và quảng bá liên kết có nội dung chất lượng.

Nếu liên kết nội bộ được tối ưu hóa tốt thì bạn có thể giữ chân khách ở lại lâu hơn trên website. Sẽ giảm được tỷ lệ thoát trang (Bounce Rate).

Nếu trang website của bạn phong phú, đầy đủ nội dung bạn nên đặt từ 3-10 liên kết nội bộ trong một trang tùy thuộc độ dài của nội dung. Liên kết nội bộ theo ngữ cảnh một cách tự nhiên trong nội dung bài viết sẽ có giá trị tốt hơn và tránh được các hình phạt của Google, liên kết đặt phía đầu nội dung có giá trị hơn các liên kết sau, liên kết anchor text tốt hơn khi đặt trong hình ảnh.

  • Cấu trúc URL

URL thân thiện với người dùng và có chứa từ khóa, Có độ dài không quá 75 ký tự.

URL thường không dấu, không chứa các ký tự đặc biệt làm nổi bật các phần text quan trọng. Việc này giúp người đọc tập trung chú ý hơn tới những nội dung đó và giúp người đọc và công cụ tìm kiếm nắm bắt được những thông tin chính của bài viết tốt hơn

Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn, có thể phần nào giải đáp thắc mắc của bạn đọc về những yếu tố liên quan đến SEo onpage.

Xem thêm: Bài viết chia sẻ kiến thức SEO, tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *