Subdomain là gì

Chắc hẳn đối với nhiều người mới làm SEO thì đang thắc mắc về Subdomain và những lợi ích của nó trong quá trình làm SEO. Hiện nay, Subdomain đang trở nên quen thuộc với các nhà quản trị web hoặc các nhà kinh doanh muốn tìm hiểu về website. Vậy cụ thể Subdomain là gì? Vai trò của Subdomain trong công cuộc SEO như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Subdomain là gì?

subdomain là gì 2

Subdomain hoặc là tên miền phụ là một phần được tách ra từ Domain. Subdomain có chức năng và hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường và có cùng tên miền chính. Subdomain có thể được tạo hoàn toàn miễn phí, được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề như chi phí đăng ký tên miền, giúp người dùng tạo ra nhiều website thuộc các lĩnh vực khác nhau từ tên miền chính.

Subdomain và Domain khác nhau như thế nào

Domain –  Là tên miền chính của một website đang hoạt động trên Internet. Nó đóng vai trò như một địa chỉ vật lý, hỗ trợ tạo và chạy nhiều website trên cùng một Hosting. Và việc đăng ký tên miền là để phân biệt giữa các website với nhau.

subdomain là gì 2

Subdomain: Được gọi là tên miền phụ, và nó được tạo ra từ tên miền chính có các chức năng và hoạt động như một tên miền chính. Có thể nhận dạng tên miền phụ qua đặc điểm là tiền tố đứng trước tên miền chính.

Tạo ra Subdomain có tác dụng gì?

Website hướng đến nhiều khu vực, ngôn ngữ khác nhau trên thế giới thì việc sử dụng tên miền phụ là rất phù hợp. Nó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí cài đặt nhiều ngôn ngữ cho website.

Subdomain cũng là sự lựa chọn hợp lý hướng đến sự đa dạng tương tác người dùng (như blog, shop online, diễn đàn,…) mà những doanh nghiệp mong muốn. Chi phí sẽ tăng lên nhiều lần khi gộp chung các chức năng trên vào cùng một website. Vì vậy sử dụng tên miền phụ chính là giải pháp tối ưu để tiết kiệm chi phí.

Ngoài ra, Tạo Subdomain còn giúp tạo thêm nhiều website con phù hợp với kích thước của từng màn hình cùng với bố cục và nội dung phù hợp với thiết bị đó.

 

Bao nhiêu Subdomain là đủ

Theo lý thuyết thì số lượng Subdomain có thể tạo ra từ Domain chính là vô hạn. Tuy nhiên thực tế thì số lượng tên miền phụ có thể được tạo ra phụ thuộc vào 3 yếu tố :

  • Cấu hình của máy chủ đặt website hiện tại.
  • Cấu hình máy chủ của tên miền đang lưu trữ và giải băng thông mà nhà cung cấp máy chủ chứa hệ thống phân giải tên miền hiện tại.
  • Và cuối cùng là “Đảm bảo độ tương thích SEO”, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định số lượng tên miền phụ. Và điểm SEO sẽ bị giảm đi nếu số lượng tên miền phụ lớn.

Các bước cài đặt SubDomain về hosting cPanel

Để cài đặt Subdomain về hosting bạn cần thực hiện 5 bước sau:

Bước 1:  Truy cập vào cPanel, Click vào mục SubDomains

Bước 2: Điền SubDomain, chọn Domain chính, Document Root sẽ được tạo tự động.

cách tạo subdomain 3

Bước 3:  Điều chỉnh thư mục Subdomain nằm trong thư mục của Domain chính (Subdomain mới tạo sẽ ngang hàng với Public_html)

Bước 4: Bấm chọn “Create”.

Bước 5: Truy cập trang quản lý tên miền, khai báo thêm record DNS cho SubDomain.

Khi nào bạn nên sử dụng Subdomain

Để việc tạo ra Subdomain hiệu quả và sử dụng chúng đúng mục đích thì bạn nên sử dụng chúng khi:

  • Doanh nghiệp ra mắt một sản phẩm/dịch vụ mới

Trong trường hợp doanh nghiệp vừa cho ra mắt một dòng sản phẩm mới dành cho nhóm khách hàng khác với nhóm khách hàng của website chính. Thì lúc này bạn cần sử dụng đến subdomain để tạo một website mới dành riêng cho nhóm khách hàng mới này. Trang web này được thiết kế riêng và có nội dung độc lập khác với trang web chính.

Ngoài ra, Subdomain còn hỗ trợ trong công việc doanh nghiệp thử nghiệm sản phẩm mới này. Nếu chiến dịch quảng cáo đem lại hiệu quả thì khi đấy bạn có thể xây dựng được website này hoặc ngược lại nếu không tốt thì bạn có thể xóa sổ nó mà không gây bất kỳ tổn thất nào. Đây được xem như là biện pháp thử nghiệm nhanh chóng và ít tốn chi phí cho doanh nghiệp của bạn.

  • Quản lý, hỗ trợ các trang web tối đa nhất

Việc phân chia công việc cũng như quản trị các subdomain phụ thuộc vào nhóm sản phẩm riêng giúp tránh tình trạng chồng chéo công việc và dễ dàng đạt hiệu quả hoạt động. Đặc biệt đối với các trang thương mại điện tử, việc bảo mật kỹ càng hơn so với blog hay trang review. Chỉ khi tách chúng ra việc bảo mật mới phát huy tối đa.

  • Hỗ trợ quảng bá, xây dựng thương hiệu

Tạo website ra mắt sản phẩm mới bằng cách tạo subdomain vừa giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh chóng, vừa có các chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Đặc biệt, có thể tận dụng lượng truy cập từ Domain chính và làm SEO chính xác hơn.

Doanh nghiệp muốn xây dựng được thương hiệu và quảng bá một cách bền vững thì cần có một chiến lược đúng đắn và phù hợp với tình hình cũng như tài chính của doanh nghiệp đó.

Một số lưu ý về Subdomain

  • Quản lý chặt chẽ các subdomain tránh bị giả mạo
  • Subdomain yêu cầu quản trị xây dựng nhiều hơn
  • Khó tạo ra hình ảnh thương hiệu nhất quán
  • Subdomain ảnh hưởng đến SEO

Trên đây là những kiến thức cần thiết liên quan đến Subdomain, và bạn cần lưu ý sử dụng chiến lược đúng đắn và hiệu quả nhằm phát triển tối đa nguồn lực website của doanh nghiệp. Chúc bạn may mắn!

Tham khảo: Bài viết chia sẻ kiến thức về SEO Marketing, tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *