104 thuật ngữ trong SEO

Khi làm một SEOer thì đòi hỏi bạn phải hiểu rõ về công việc cũng như các thuật ngữ cơ bản trong ngành để phục vụ công tác SEO của mình. Mỗi SEOer sẽ có kiến thức về ngành khác nhau, người biết nhiều và người biết ít nhưng chung quy lại vẫn phải hiểu rõ các thuật ngữ cần thiết cho công việc SEO dưới đây!

seo là gì 2

  1. SEO: được viết tắt của Search Engine Optimization là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
  2. 301: Moved Permanently (chuyển hướng 301): Chuyển hướng địa chỉ website cũ sang địa chỉ web mới.
  3. 400: Bad Request (lỗi 400): Dữ liệu đang thay đổi và bạn không thể truy cập được
  4. Lỗi 404 ( 404: Not Found): Khi một URL cụ thể được đổi tên hoặc không tồn tại, bất kỳ liên kết nào kết nối với URL đó sẽ dẫn đến lỗi 404.
  5. Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết): Đây là một hình thức kiếm tiền trên mạng bằng cách bạn bán đồ của người khác và hưởng hoa hồng trên số sản phẩm bạn bán ra.
  6. Algorithm (Thuật toán): là chương trình của bộ máy công cụ tìm kiếm như google, bing,… để đưa cho bạn một giải pháp để trả lời câu hỏi bạn đặt ra cho nó.
  7. Alt text: là một phần mô tả ảnh giúp cho bộ máy tìm kiếm biết bạn và là HTML của trang web bạn.
  8. Google Analytic: đây là công cụ phân tích, theo dõi và giám sát lưu lượng truy cập trên một trang web.
  9. Anchor Text: Đoạn văn bản chứa liên kết
  10. Authority site: một trang web mang đến những nội dung chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định.
  11. Domain Authority: là chỉ số đánh giá sự tin tưởng hay sức mạnh của website bạn đối với Google.
  12. Backlinks:  liên kết dẫn về từ trang web này sang các trang web khác
  13.  Bing: là công cụ tìm kiếm khác do Microsoft sở hữu và điều hành
  14.  Black Hat seo (seo mũ đen): là một phương thức SEO không được Google chấp nhận.
  15.  White Hat SEO (SEO Mũ Trắng): là những kĩ thuật SEO tuân thủ đúng luật Google đề ra
  16. Blog: là một phần của trang web nơi bạn đăng tải nhiều loại nội dung có thể có hoặc không liên quan đến tên miền của bạn.
  17. Bookmark (Dấu trang) là một công cụ trên các trình duyệt giúp bạn lưu trữ website, hình ảnh hay tập tin mà bạn hay truy cập hoặc xem dở trên máy tính hoặc điện thoại.
  18.  Bounce Rate (tỷ lệ thoát trang) được sử dụng trong phân tích hiệu quả lưu lượng truy cập của một website.
  19. Broken Links (liên kết gãy): là liên kết trỏ đến một trang khác không tồn tại.
  20. Branded anchor text (anchor text thương hiệu): chỉ việc dùng URL hoặc tên thương hiệu của công ty trong Anchor text.
  21.  Cache: một bản sao của tài liệu web như HTML Tags hoặc Hình ảnh (images) của các trang web mà bạn đã truy cập, lưu trữ và sử dụng trên google.
  22.  Canonical Link /Tag: là một chỉ định đặc biệt được nhúng vào mã của trang web
  23. Call to Action (CTA): là thuật ngữ liên quan tới một phần nội dung, như ảnh, một button, hoặc một liên kết để người dùng thực hiện một hành động nào đó.
  24. Clickbait: là “mồi cho nhấp chuột”. Đó là một liên kết nhằm lôi kéo bạn nhấp vào. mục đích nhằm kiếm tiền hoặc tăng traffic cho trang web.
  25. Cloaking (che giấu): là hành động che dấu một cái gì đó của quản trị web.
  26. Content: Là toàn bộ nội dung trên một trang web. Nó có thể là một nghệ thuật, hình ảnh, tài liệu, hoặc các bài báo.
  27.  Content Management System – CMS : một ứng dụng phần mềm cho phép nhiều người dùng có/không có kiến thức phụ trợ, họ có thể đến đây và đăng tải nội dung của họ.
  28. Conversion Rate (Tỷ lệ chuyển đổi) là phần trăm khách truy cập chuyển đổi thành khách hàng hoặc tỷ lệ lưu lượng truy cập chuyển đổi thành khách hàng tiềm năng.
  29.  Cookie: là một tệp dữ liệu nhỏ được lưu trữ trên trình duyệt. Nó chủ yếu lưu trữ tất cả dữ liệu đăng nhập, giỏ hàng, thẻ tín dụng, mật khẩu, sở thích trang web, v.v.
  30.  Cost Per Click – CPC (Chi phí mỗi lần nhấp chuột): là khi người dùng Click vào quảng cáo thì nhà quảng cáo phải trả tiền cho chủ sở hữu trang web.
  31.  Cost per Thousand – CPM (Chi phí trên tỉ lệ 1000): Nhà quảng cáo phải trả tiền cho nhà xuất bản dựa trên 1000 lần hiển thị quảng cáo được tạo.
  32.  Crawler và Crawl: Crawler là trình thu thập thông tin web (bot hoặc spider) lập chỉ mục dữ liệu hoặc cấu trúc nó.
  33. Crawl là việc bạn kêu Crawler tới lập chỉ mục dữ liệu/ cấu trúc cho URL bạn mong muốn.
  34. Cascading Style Sheets (CSS): là một thuật ngữ trong code được sử dụng để mô tả các phần khác nhau của trang web của bạn.
  35.  Content spinning – Spin Content: là dùng một nội dung văn bản đã có sẵn và thay nó bằng một đoạn văn mà trong đó các chữ sẽ được thay bằng các từ đồng nghĩa.
  36. CopyWriting: Là một bài viết bằng chữ được biên tập và phát triển nội dung cho website.
  37.  Citation: là các Web 2.0 và nó sẽ bắt bạn phải điền những thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại,…
  38.  Cost per action _ CPA: là một cách kiếm tiền khác của Affiliate, nơi mà bạn được trả tiền dựa trên một hành động giúp bên chủ sở hữu sinh lời hoặc có giá trị.
  39.  Cpanel: Một dạng phần mềm hệ thống web giúp bạn có thể quản lý website bạn một cách dễ dàng và cài đặt wordpress.
  40.  Deep Link (liên kết sâu): là một liên kết chuyển hướng bạn trực tiếp đến trang cụ thể và không đến trang chính / trang chủ của trang web đó.
  41.  Dedicated Server: là một máy chủ mà bạn thuê và nó sẽ tách rời từ công ty lưu trữ máy chủ. Nó được dành riêng bạn và sẽ không chia sẻ nó với bất kỳ ai khác.
  42.  Directory: là một trang trực tuyến với các chủ đề và lĩnh vực khác nhau được phân loại
  43.  Disavow Backlinks: Là việc bạn báo với Google không đưa liên kết vào thanh điểm tính bảng xếp hạng khi bạn không muốn một liên kết bất kỳ từ một trang khác.
  44.  Domain name (tên miền) : là tên duy nhất của trang web của bạn. Bạn có thể mua nó từ bất kỳ nhà cung cấp miền khác nhau.
  45.  DR – Domain Rating : đây là chỉ số đánh giá độ uy tín của trang web bạn và thang điểm này được tạo ra bởi Ahrefs
  46.  Duplicate content: Là việc nội dung của bạn đã bị trùng lặp có thể một phần hoặc trùng lặp hoàn toàn với một nội dung nào đó đã có trên internet.
  47.  E-commerce site : Là một trang thương mại điện tử, nơi mà họ bán những sản phẩm của họ hoặc của người khác online
  48.  External Links (link ngoài): là những link mà khi bạn click chuột vào đó thì được chuyển hướng tới một trang web khác.
  49.  Exact Match Domain – EMD hay Near EMD : là những domain ( tên miền) chứa đựng từ khóa của bạn seo ở đây là tên của website luôn
  50.  FootPrint (dấu chân): là một trong những dấu hiệu lặp đi lặp lại khiến cho google sinh nghi và có thể phạt bạn.
  51.  Fiverr là một trong những dịch vụ outsource lớn nhất thế giới cho đủ mọi ngành nghề. Những người làm outsource trên đó được gọi là Gig, và những Gig càng được xếp hạng và review tốt thì càng được tin tưởng
  52.  Google My Business: Đây là nơi bạn đăng ký google cho doanh nghiệp bạn.
  53.  GSA: là tools chuyên dùng để xây dựng link.
  54. Grey Hat SEO (SEO Mũ xám): là sự pha trộn giữa black hat và white hat, vừa không vi phạm vừa vi phạm nguyên tắc của google.
  55.  HTML: là một ngôn ngữ đánh dấu để tạo ra các trang siêu văn bản trên web hoặc internet.
  56.  Headings: Tiêu đề trang bài viết thường dùng dưới dạng thẻ H1,H2,H3
  57.  Hidden text (những text được che dấu): là kỹ thuật che dấu đi văn bản của website
  58. Hosting: là dịch vụ lưu trữ và chia sẻ dữ liệu trực tuyến
  59.  Impressions: là số lần hiển thị với người dùng web
  60. Inbound Link: giống như Backlinks nó là một liên kết từ website khác tới web của bạn
  61.  Index: là việc cho thêm một trang web vào kết quả tìm kiếm trên bộ máy tìm kiếm để khách hàng có thể tìm thấy website đó.
  62. Internal Link (liên kết nội bộ): là liên kết trong trang web của bạn, sẽ dẫn bạn từ trang này đến trang khác trong cùng một website
  63.  Keyword : Từ khóa mà khi người dùng gõ lên công cụ tìm kiếm.
  64.  Keyword density (mật độ từ khóa): thể hiện phần trăm tỉ lệ một từ khóa xuất hiện bao nhiêu lần trong một bài viết.
  65.  Keyword Research: là việc nghiên cứu chuyên sâu và chọn lọc những từ khóa tốt nhất để có thể viết bài và seo chúng.
  66. Keyword spam: Đây là một việc cố tình lặp đi lặp lại nhiều lần từ khóa trong bài viết và việc này không tốt cho SEO.
  67.  Keyword Stuffing: là một hành động nhồi nhét những từ khóa không cần thiết vào bài viết.
  68.  Landing page: trang đích đến
  69.  Link: là một đoạn chữ ( hoặc chữ) mà bạn có thể click vào
  70.  Link bait:  là một kĩ thuật bài viết nhằm nhắm tới một lượng lớn traffic tới website bạn và đọc bài và khuyến khích các trang khác sẽ liên kết tới trang web bạn.
  71. Link building (xây dựng link): là một quy trình giúp cho một trang web có thể có được nhiều link tốt/ chất lượng giúp cho trang ấy có thể rank cao hơn trong SERPs.
  72.  Link Farm: là một nhóm website được liên kết với nhau, A backlinks B và B backlinks A nhằm cố gắng nhằm “đánh lừa” bộ máy tìm kiếm để rank cao hơn trong SERPs.
  73. Link Juice: là sức mạnh của đường link được truyền đến website của bạn thông qua một website khác
  74.  Long Tail Keyword (từ khóa dài): từ khóa có độ dài trên 2 chữ trở lên.
  75.  Meta description (mô tả): là phần văn bản ngắn ( giới hạn 160 chữ cái) được xuất hiện dưới phần tiêu đề Title.
  76.  Meta Tags (thẻ meta): là một phần của HTML tags, là phần mà Google có thể hiểu hơn về nội dung website đề cập.
  77. Meta keywords: là những tags/ keyword cụ thể dùng để mô tả về chủ đề bài viết đang nói đến.
  78. Money site: là một trong những trang web chính của bạn dùng để thu hút traffic và từ đó khách hàng có thể mua hàng hoặc click vào quảng cáo trên web bạn và bạn có được tiền từ đấy.
  79.  Natural link: là những link bạn có bằng cách tự nhiên
  80.  Liên kết DoFollow: Liên kết theo dõi, cho phép máy tính liên kết của Google có tên là PageRank đếm tất cả các liên kết gửi đến từ các trang web và trang web khác làm điểm liên kết.
  81. Liên kết No-Follow: các thuộc tính liên kết đó không cho phép các bot của Google theo dõi chúng. Những liên kết này không thể bị theo dõi bởi robot; chỉ có con người có thể làm điều đó.
  82.  SEO OnPage: là quá trình SEO trên trang có liên quan đến việc tối ưu hóa nội dung cũng như mã nguồn HTML của bất kỳ trang web nào. Một số khía cạnh của nó bao gồm thẻ meta, thẻ tiêu đề, mô tả meta và thẻ tiêu đề.
  83.  SEO Offpage: Nó đề cập đến các hoạt động quảng cáo, chẳng hạn như tiếp thị nội dung, phương tiện truyền thông xã hội và xây dựng liên kết được thực hiện bên ngoài ranh giới của bất kỳ trang web nào để cải thiện thứ hạng tìm kiếm của nó
  84.  Outbound Link (liên kết ra ngoài): là những link ở trên trang web khi người dùng click vô sẽ được chuyển hướng tới một domain ( tên miền) khác.
  85. PA (Page Authority): Là một thang điểm khác của Moz, giúp đo lường sức mạnh và độ uy tín của trang cụ thể ấy trên website ( Url cụ thể)
  86. PageRank: Là chỉ số dùng để đo lường sức mạnh và độ uy tín của trang ấy trong mắt google.
  87.  Google Panda:  là một cập nhập của google giúp Google hạ thấp xếp hạng các trang web chất lượng thấp và tăng thứ hạng trang web có nội dung chất lượng cao.
  88.  Penalties: là những hình phạt của Google áp dụng các trang web không tuân theo nguyên tắc của quản trị viên web và cố gắng thao túng kết quả tìm kiếm
  89. Penguin : Là một chuỗi cập nhật thuật toán khác của google tập trung vào việc Kiểm tra Anchor text, URL và backlinks xấu và spam tới website. T
  90. Research tools: là các tools chuyên dụng để nghiên cứu trang web trong quá trình SEO
  91.  RSS Feed: từ viết tắt của Really Simple Syndication. bạn có thể đăng ký vào tùy chọn này để có được những cập nhật mới nhất và thông báo từ trang web.
  92. Reciprocal Link: Là việc 2 trang web cùng nhau liên kết lẫn nhau để đạt được thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.
  93. Google Sandbox là 1 khoảng thời gian mà Google thử thách một website mới bất kì, kìm hãm website ấy xuất hiện trên các kết quả tìm kiếm.
  94. SERPs : những trang kết quả trên bộ máy tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing
  95. Sitemap : là trang có cấu trúc giúp công cụ tìm kiếm hoặc quản trị web biết về lưu lượng và cấu trúc của trang web để giúp họ lập chỉ mục và xếp hạng cao trong các SERP.
  96. Spider – Crawler – là trình thu thập thông tin, Bot, Robot
  97. Traffic:  là những khách truy cập và hoạt động trên trang web của bạn .
  98. Trustrank: Là một thang điểm ẩn của google tạo ra nhằm đánh giá 1 trang web có uy tín hay không.
  99. Web 2.0: Bất kỳ trang web nào mà nội dung được xây dựng chủ yếu bằng cách khuyến khích người dùng có các trang của riêng họ.
  100. WordPress: Một nền tảng mã nguồn mở và miễn phí cho giúp bạn tạo lập và thiết kế website dễ dàng.
  101. Google Fetch là một công cụ của Google cho phép bạn kiểm tra cách Google kết xuất URL trên trang web của bạn.
  102. CTR là Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó.
  103. Doorway pages: là trang cửa ngõ, trang cầu nối, trang cổng thông tin,  dùng để chỉ những website hoặc trang con được tạo ra làm cầu nối trung gian, chuyển người dùng từ trang ban đầu sang các website có nội dung khác với mục đích để có một xếp hạng cao hơn cho các truy vấn tìm kiếm cụ thể.
  104.  Social Bookmarking là một cách để mọi người lưu trữ, sắp xếp, tìm kiếm và quản lý “dấu trang” của các trang web.
  105. Social Media Optimization – SMO là việc tối ưu hóa trên mạng xã hội nhằm đưa về lượng lớn traffic.

Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ trên về những kiến thức cần biết khi seo sẽ có thể hữu ích với các bạn. Chúc các bạn Seo thành công!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *