Tên miền là gì

Tên miền là khái niệm khá quen thuộc với mỗi nhà kinh doanh có sử dụng website cũng như các SEOer. Chúng rất cần thiết để xây dựng được website, vậy cụ thể tên miền là gì và cách thức hoạt động của chúng như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

tên miền domain là gì

Tên miền là tên gọi của một website cũng giống như tên của một doanh nghiệp vây. Khi thiết kế website, nhằm đơn giản hóa việc gọi tên một website thì người ta lựa chọn tên miền cho website để xem nội dung trên đó.

Tên miền này là duy nhất với mỗi website và người nào đăng ký trước sẽ được dùng ưu tiên.

Cấu tạo của tên miền

Tên miền cấu tạo gồm nhiều thành phần và được ngăn cách nhau bởi dấu chấm (.) Trong đó:

  • Tên miền mức cao nhất: gồm các mã quốc gia của các nước trên thế giới tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 ( VD Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v…) và các lĩnh vực dùng chung như: COM : Thương mại, NET : Mạng lưới, ORG : Các tổ chức, EDU – Giáo dục, MOBI –  Điện thoại di động và dùng ở Mỹ là MIL : Quân sự, GOV –  Nhà nước
  • Tên miền mức hai: Đối với các quốc gia trên thế giới, tên miền mức hai do Tổ chức quản lý mạng quốc gia đó định nghĩa và thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.

Các loại tên miền

tên miền là gì domain là gì 2

  • Domain name cấp cao nhất – top-level domain

TLD là viết tắt của ‘top-level domain’ là phần mở rộng sau dấu chấm cuối cùng của domain name, ở cấp đầu tiên của hệ thống tên miền trên Internet. Có hàng ngàn TLDs và phổ biến nhất là .com, .org, .net và .edu.

Danh sách domain của TLDs được quản lý bởi tổ chức Internet Assigned Numbers Authority (IANA) và có thể xem toàn bộ tại đây. IANA có danh sách TLDs bao gồm cả ccTLDs và gTLDs.

TLDs được chia làm hai loại chính: các tên miền cấp cao nhất của quốc gia (ccTLDs) và các tên miền cấp cao chung (gTLDs). Bạn có thể chọn gTLD hoặc ccTLD nếu bạn có ý định kinh doanh chuyên nghiệp và sử dụng website lâu dài.

Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và độ uy tín trên Internet của các doanh nghiệp.

  • Domain name thứ cấp 

Là bao gồm tất cả những Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào Domain Name cấp cao nhất. Bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất để đăng ký các Domain name thứ cấp này.

Ví dụ: Các công ty Anh thường dùng tên miền .co.uk thay vì .com hoặc gov.uk

thường được tổ chức chính phủ sử dụng, ac.uk – thường được các trường đại học và học viên sử dụng.

Sự khác biệt giữa web hosting và tên miền là gì?

Nếu bạn muốn một trang web hoạt động được thì phải cần cả tên miền, và khi đó người dùng có thể sử dụng để tìm kiếm trang của bạn. Tên miền hoạt động như một liên kết ngắn nhằm dẫn khách đến server chứa website. Nó là một sản phẩm số và dữ liệu được lưu trữ trong một cơ sở tập trung.

Hosting cần một server vật lý, có thể đặt một nơi nào đó trên thế giới và kết nối tới internet. Nó được ví như ổ đĩa chứa dữ liệu website của bạn và mang ý nghĩa phục vụ website tới khách hàng.

Do đó, Tên miền và web hosting có mối quan hệ cộng sinh, website thông thường chỉ hoạt động khi có cả 2 yếu tố trên. Nó lý giải cho việc nhiều máy chủ web cung cấp đăng ký tên miền cũng như cung cấp dịch vụ hosting.

Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?

domain là gì

Thường thì bạn có thể mua lại tên miền hết hạn sau khoảng 75 ngày. Nhưng cũng tùy thuộc vào từng TLD khác nhau và bạn có thể liên lạc với nhà cung cấp tên miền để tư vấn chính xác ngày có thể mua lại tên miền.

Lưu ý:  Các nhà quản trị web có thể liên hệ với nhà cung cấp tên miền để khôi phục và gia hạn tên miền (có phí hoặc miễn phí) trong thời gian chờ tên miền được đưa ra ngoài Internet.

Khi kiểm tra thông tin whois nếu tên miền có tình trạng là Pending Delete, thì bạn có thể mua lại như mới tròng vòng 5 ngày.

Xem thêm: Bài viết chia sẻ kiến thức SEO Marketing, tại đây !

 Lợi thế khi sử dụng tên miền “.vn”?

  • Được pháp luật Việt Nam bảo vệ

Theo Khoản 3, Điều 12 – Luật Công nghệ thông tin quy định: Nghiêm cấm việc giả danh trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác; tạo đường dẫn vi phạm luật  đối với tên miền của tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên miền đó.

  • Kỹ thuật tin cậy, an toàn

Hệ thống máy chủ tên miền “.vn” (DNS) quốc gia được giám sát thường xuyên 24/24 với hệ thống dự phòng đảm bảo độ tin cậy, vận hành an toàn.

  • Truy vấn nhanh chóng

Được quản lý, đảm bảo bởi 07 cụm máy chủ DNS đặt tại các điểm khác nhau trên toàn thế giới giúp cho việc truy vấn tên miền “.vn” được thực hiện nhanh chóng.

  • Hạn chế tối đa khi mất liên lạc quốc tế

Sử dụng tên miền”.vn”, lưu trữ tại máy chủ có IP ở Việt Nam, nếu trường hợp mất liên lạc quốc tế như đứt cáp quang biển sẽ không làm gián đoạn hoặc ảnh hưởng đến việc liên lạc và giao dịch Internet trong nước.

  • Được Hệ thống trung chuyển Internet quốc gia  – (VNIX) phục vụ 

Sử dụng tên miền “.vn”, lưu trữ tại các máy chủ có địa chỉ IP tại Việt Nam được hệ thống trung chuyển Internet Quốc gia tự động trung chuyển tất cả lưu lượng Internet trong nước bằng con đường ngắn nhất, nhanh nhất.

  • Chăm sóc, hỗ trợ

VNNIC và các Nhà cung cấp đăng ký tên miền “.vn” luôn nhiệt tình tư vấn, giải đáp những người có nhu cầu đăng ký giải quyết tất cả các vấn đề kỹ thuật cũng như hành chính liên quan đến tên miền “.vn”.

  • Đăng ký thuận tiện

Các chủ thể có nhu cầu đều có thể dễ dàng đăng ký tên miền “.vn” thông qua các Nhà cung cấp đăng ký tên miền “.vn”  của VNNIC trên cả nước  và ở nước ngoài với thủ tục đăng ký tên miền “.vn” đơn giản, nhanh chóng.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến tên miền mà bạn cần phải biết trước khi muốn đăng ký tên miền cho website hoạt động. Chúng tôi hy vọng những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ hữu ích với bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *