Xây dựng thương hiệu

Chắc hẳn trong đầu mỗi người đều sẽ ấn tượng với một vài thương hiệu nhất định về một số ngành nghề. Vậy bạn có biết để gây ấn tượng với bạn về thương hiệu đó, người chủ doanh nghiệp đã phải làm gì để thương hiệu được tiếp cận với khách hàng chưa? họ đã phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức và tài chính cũng như những chiến lược đúng đắn để xây dựng được một thương hiệu thành công được rất nhiều người biết đến.

Đấy không phải là điều dễ dàng. Và dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu những yếu tố quyết định sự thành công của một thương hiệu, mọi người cùng tìm hiểu nhé!

Tại sao lại cần xây dựng thương hiệu?

Thương hiệu được coi là giá trị lớn nhất của một doanh nghiệp, chắc hẳn bạn đã từng nghe những đến quyền sở hữu thương hiệu đâu đó đúng không nào. Một doanh nghiệp xây dựng và sở hữu được thương hiệu nổi tiếng đó thì giá trị của doanh nghiệp cũng được nâng lên.

xây dựng thương hiệu 2

Và để xây dựng được thương hiệu như vậy doanh nghiệp phải bỏ ra nguồn lực rất lớn do đó một số doanh nghiệp nhỏ gặp không ít khó khăn khi họ thiếu tài chính. Thương hiệu đem về cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích hữu hình cũng như vô hình, nâng giá trị của doanh nghiệp lên tầm mới.

Thương hiệu bao hàm nghĩa rộng chứ không đơn giản chỉ là chiếc logo hay là những chiến dịch quảng cáo. Và để quyết định giá trị của một thương hiệu thì cần những yếu tố cơ bản gì. Nó sẽ được giải đáp trong bài viết này.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì?

Chiến lược xây dựng thương hiệu chính chính là việc doanh nghiệp sử dụng các chiến lược và kế hoạch marketing để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng về thương hiệu. Một thương hiệu thành công và tồn tại được bền vững là cần phải tạo dựng được sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Đặc biệt trong thời đại internet 4.0 như hiện nay, doanh nghiệp cần phải linh hoạt sử dụng những chiến lược nhằm xây dựng thương hiệu của mình đến với khách hàng như: giao diện website, SEO & Content marketing, marketing trên các ứng dụng mạng xã hội,…

Các yếu tố xây dựng thương hiệu thành công

xây dựng thương hiệu

Chất lượng

Chất lượng được xem là yếu tố rất quan trọng để xây dựng thương hiệu lớn mạnh. Và để cạnh tranh với đối thủ thì thương hiệu của bạn phải có được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Từ đó đạt được thị phần cao hơn cũng như lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh có chất lượng thương hiệu thấp.

Định vị thương hiệu

Chính là việc thương hiệu bạn đang chiếm vị trí nào trong tâm trí người tiêu dùng. Những thương hiệu lớn thì họ có một vị trí rõ ràng và thường duy nhất trên thị trường mục tiêu. Và để đạt được vị trí đó thì doanh nghiệp nên quan tâm hơn trong việc xây dựng hệ thống thương hiệu như: tên thương hiệu, hình ảnh, tiêu chuẩn dịch vụ, sản phẩm được đảm bảo, bao bì đóng gói và cách thức thể hiện.

Tái định vị trong xây dựng thương hiệu

Trong quá trình xây dựng thương hiệu thì việc tái định vị xảy ra khi một thương hiệu muốn thay đổi vị trí của thị trường nhằm phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mới. Nhằm tạo sự mới mẻ, sáng tạo, thu hút khách hàng hơn vì vị trí thương hiệu trước đã không còn phù hợp với khách hàng nữa.

Và điều này có thể xem là con dao hai lưỡi đối với mỗi doanh nghiệp khi quyết định tái định vị thương hiệu. Nếu chiến dịch thành công, doanh nghiệp của bạn sẽ dẫn đầu và ngược lại. Vì vậy mỗi doanh nghiệp cần cân nhắc thật kỹ lưỡng trước khi thực hiện tái định vị xây dựng thương hiệu.

Tham khảo: Dịch vụ Book báo| book bài PR trên 40 đầu báo lớn, uy tín

Truyền thông

Để xây dựng thành công thương hiệu không thể kể đến yếu tố truyền thông, nó đóng vai trò quan trọng để đưa thương hiệu tiếp cận với khách hàng. Và việc sử dụng kênh truyền thông phù hợp cũng cần dựa vào khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Và với thời đại 4.0 thì nên sử dụng kênh truyền thông marketing online là hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất. Đồng thời nó cũng đem lại sức lan tỏa rộng, không giới hạn.

Nhưng với kênh truyền thông này nó có điểm hạn chế là không kiểm soát được thông tin. Do đó, kênh này đạt hiệu quả cao nhất, thì doanh nghiệp cần xác định nội dung truyền đạt đi rõ ràng, không bị nhiễu. Cần có từng bước từ từ đầu tiên là xây dựng nhận thức, tiếp đến là phát triển và củng cố nhận thức và cuối cùng là định vị trong tâm trí khách hàng thông qua các kênh truyền thông.

Người đi đầu

Người đi đầu thường mang về những lợi ích mà không phải ai cũng có được. Là việc doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu thành công cho một thị trường mà ở đó chưa có doanh nghiệp nào có mặt. Là việc đi đầu, định vị rõ ràng vị trí của thương hiệu trong tâm trí khách hành trước khi có doanh nghiệp khác nhảy vào cạnh tranh

Tầm nhìn dài hạn

Để xây dựng được một thương hiệu mạnh và bền vững thì chủ doanh nghiệp cần phải có một tầm nhìn xa, và đầu tư dài hạn. Từ xây dựng nhận thức của khách hàng, truyền thông thông điệp của thương hiệu, định vị thương hiệu và cuối cùng là  tạo được lòng trung thành của khách hàng. Vì vậy, Doanh nghiệp ngoài đầu tư về tiền bạc, nguồn lực thì phải có thời gian đủ dài để có thể xây dựng được thương hiệu thành công.

Truyền thông nội bộ

Việc tập trung xây dựng thương hiệu bên ngoài chưa đủ để thương hiệu đó thành công, điều không kém phần quan trọng đó là toàn bộ mỗi thành viên trong doanh nghiệp đó hiểu được giá trị thương hiệu và vị trí của thương hiệu đó trên thị trường.

Đó chính là động lực, niềm tin giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn.

Phương pháp xây dựng thương hiệu thành công

xây dựng thương hiệu 1

Xây dựng thương hiệu bằng tư duy

Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp cần có một kế hoạch kinh doanh chính thức, tập trung và khắt khe. Phương pháp này thường được các doanh nghiệp với doanh mục sản phẩm lớn và đa dạng sử dụng hay còn gọi là chùm thương hiệu. Trong mỗi thương hiệu trong chùm thương hiệu đó sẽ có đội ngũ quản lý, phân khúc khách hàng riêng, dòng đời sản phẩm riêng, chuỗi cung ứng, thước đo hiệu quả, thị phần và phân phối lợi nhuận thu được bởi kế hoạch tập trung và hàng tá dữ liệu.

Ví dụ: Công ty Coca Cola, Nestle, Kraft Foods,

Xây dựng thương hiệu bằng hình ảnh

Ở phương pháp này, công ty quảng cáo đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển của một thương hiệu. Đội ngũ marketing kết nối thương hiệu với hình ảnh phù hợp với xu hướng mới nhất và được thể hiện bởi các giám đốc nghệ thuật, nhiếp ảnh gia và giám đốc thương mại. Chiến lược thương hiệu được chi phối bởi những liên tưởng văn hoá mà khách hàng có liên quan đến hình ảnh thương hiệu.

Một số thương hiệu như Abercrombie & Fitch, Calvin Klein, BMW,… đã làm rất tốt với phương pháp này.

 Xây dựng thương hiệu bằng trải nghiệm người sử dụng

Ở phương pháp này, người tiêu dùng là thành tố quan trọng nhất của thương hiệu.

Khách hàng sẽ được trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ từ đó đưa ra cảm nhận về sản phẩm dịch vụ cũng như lợi ích mà sản phẩm dịch vụ đó mang lại.

Những người quản lý thương hiệu tập trung vào thiết kế và khả năng sử dụng dịch vụ, đây là những yếu tố quan trọng trong trải nghiệm để tác động lên chiến lược thương hiệu.

Các thương hiệu sử dụng biện pháp thành công như:  Starbucks, Southwest Airlines,Tiffany….

Xây dựng thương hiệu bằng biểu hiện bản thân

Với phương pháp này, những người marketing sẽ hợp tác với khách hàng để xây dựng thương hiệu và cải tiến những ý nghĩa mới thay vì sản phẩm. Tại đây khách hàng sẽ chủ động tham gia cùng thương hiệu để cùng tìm ra những đặc điểm chung của tính cách mỗi người.

Các thương hiệu áp dụng thành công phương pháp này là:  Apple, Mini, Louis Vuitton và Herman Miller.

Trên đây là những kiến thức liên quan đến xây dựng thương hiệu và những phương pháp xây dựng thương hiệu thành công hiện nay. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn.

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết tại guestpost.com.vn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *