Google Panda là gì? Nguyên nhân website bị dính thuật toán Panda

Chắc hẳn những ai làm SEO thì không còn xa lạ gì với thuật toán Panda của Google nữa. Đây là 1 bộ lọc nội dung để thay đổi cách xếp hạng các kết quả tìm kiếm tốt hơn và công bằng hơn do Google’s tạo ra. Vậy Google Panda ảnh hưởng như thế nào đến website của bạn và làm sao để tránh bị dính thuật toán này? Chúng ta cùng tìm hiểu bài dưới đây nhé !

google panda là gì 2

Google Panda là gì?

Google Panda là thuật toán SEO của Google nhằm loại bỏ những nội dung rác, nội dung copy, nội dung kém chất lượng, những web có lượng lớn quảng cáo, loại bỏ những website có thương hiệu kém và đặc biệt những website vi phạm bản quyền,…

Được Google công bố vào ngày 24/2/2011 và Phiên bản Google Panda 4.0 mới nhất: Ngày 21.5.2014.

Các yếu tố đánh giá mà thuật toán Panda áp dụng

  •  Độ tin cậy cũng như chất lượng của nội dung website
  •  Nội dung page: ngôn ngữ tự nhiên tránh lạm dụng từ khóa, hình ảnh tối ưu
  •  Internal link: mật độ internal link trên site
  •  Độ tương tác với người xem: Google sẽ dựa vào time on site và page view để đánh giá độ tương tác với người xem
  • Bounce rate: Tỷ lệ % người vào xem đúng 1 trang rồi thoát, nếu chỉ số này cao chứng tỏ trang bạn không phù hợp với họ hoặc không hữu ích với họ.
  • Thiết kế website: Bố cục của trang web phải thiết kế rõ ràng và thân thiện với người xem
  • Quảng cáo: Nếu bạn đặt quá nhiều quảng cáo có thể bị Google đánh giá ko cao.
  • Social network: like hay những yếu tố khác được tạo ra từ mạng xã hội là 1 yếu tố giúp Google đánh giá bạn cao

Website sẽ bị Google Panda đánh giá thấp khi:

– Số lượng content ít, mỏng  hoặc không chất lượng

– Internal link trên site thấp: tỷ lệ liên kết nội bộ các trang trong cùng một website thấp

– Time on site thấp: Thời gian ở lại trang của người dùng thấp, đồng nghĩa với nội dung trên trang của bạn không hấp dẫn người đọc, họ không tìm thấy thông tin hữu ích qua trang của bạn.

– Nội dung copy, trùng lặp trên internet: Nội dung content của bạn có tỷ lệ trùng lặp cao sẽ không được Google đánh giá cao, và thậm chí còn bị phạt bởi các thuật toán.

– Bounce rate cao: tỷ lệ thoát trang của bạn cao thì sẽ không được Google đánh giá cao, điều đó chứng tỏ trang bạn không hấp dẫn họ.

– Số lượng trang mang nội dung yếu nhiều: Nội dung yếu ở đây là nội dung không sâu, cái gì cũng lướt qua, người đọc cảm giác khó chịu khi bạn không khai thác vấn đề đến nơi đến chốn.

– Nội dung trang và title không liên quan đến nhau: Khi chủ đề trang là thuộc một lĩnh vực mà tiêu đề trang nó không liên quan đến nhau.

– Có chứa quá nhiều quảng cáo: nếu trang của bạn có chứa quá nhiều quảng cáo sẽ gây khó chịu cho người đọc từ đó không được Google đánh giá cao.

– Sử dụng từ ngữ không tự nhiên: Nội dung của trang bạn sử dụng những từ ngữ không tự nhiên hoặc gây khó hiểu cho người đọc.

Tham khảo:

Dấu hiệu Website bị Google Panda phạt

thuật toán google panda 2

Organic traffic (lượng truy cập tự nhiên) giảm dần theo thời gian

Đây là dấu hiệu phổ biến và dễ nhận diện nhất. Ở thời gian đầu bạn có thể thấy nó không ảnh hưởng nhiều nhưng qua một thời gian thì bạn sẽ thấy rõ sự sụt giảm đáng kể, ngày một nhiều và trầm trọng hơn. Dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực khác mà Google Panda mang đến cho website của bạn.

Google Panda sẽ dựa vào tình trạng trùng lặp của website bạn để xem xét có nên phạt liền hay không.

Traffic (lưu lượng truy cập) giảm một nửa

Đây cũng là một dấu hiệu khác cho thấy Google Panda đang theo dõi và phạt bạn trong khi website của bạn vẫn hoạt động tốt.

Khắc phục hình phạt của Panda

google panda là gì 2

Đầu tiên yếu tố quyết định đấy là nội dung Content: Bạn cần phải có một content chất lượng, độc đáo để cải thiện trang web của bạn. Nên loại bỏ những content kém chất lượng, copy và mỏng.

Thứ 2, Lưu lượng truy cập tự nhiên: Bạn có thể thông qua các nhóm hay mạng xã hội để tăng lượng truy cập thay vì dùng phần mềm khác để tăng truy cập.

Thứ 3, Tối ưu toàn bộ các bài viết, hình ảnh, tăng tốc độ load trang.

Thứ 4, Lượng khách truy cập trở lại trang: Cái này được Google chú ý và đánh giá rất cao.

Thứ 5, CTR – tỷ lệ nhấp chuột so với số 100 lần hiển thị của website. Chỉ số này rất quan trọng với website của bạn. Chỉ số này chứng tỏ nội dung website của bạn thu hút người tìm kiếm và Google sẽ mặc định như vậy. Đây chính là điểm Google đánh giá cao website của bạn.

Trên đây là những thông tin liên quan đến thuật toán Panda, chúng tôi hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc.

Xem thêm:

Bài viết chia sẻ kiến thức SEO Marketing, tại đây !

Bình chọn post

Bài Viết Cùng Chuyên Mục