Nghiên cứu từ khóa hay nghiên cứu thị trường bản chất là giống nhau. Mục đích của nghiên cứu từ khóa là để tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Đó chẳng phải là bước quan trọng ảnh hưởng tới thành bại của một website sao. Vậy làm thế nào để nghiên cứu từ khóa tối ưu, hiệu quả, bài viết này sẽ giúp bạn.
Nghiên cứu từ khóa là gì?
Nghiên cứu từ khóa là công việc quan trọng nhất trong SEO, nhằm tìm ra những từ khóa, cụm từ khóa mà người dùng thường gõ lên ô tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm (google, yahoo…).
Đây là cả quá trình tìm ra, nghiên cứu, chọn lọc những từ khóa có tính khả thi nhất liên quan tới sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp.
Mục đích của nghiên cứu keyword
- Xác định, tiếp cận đúng đối tượng/ khách hàng mục tiêu
- Hiểu sâu về nhu cầu, ý định tìm kiếm của người dùng thông qua từ khóa
- Xác định từ khóa chính, từ khóa bổ trợ, phân chia hiệu quả cho từng page
- Phục vụ cho quá trình SEO hiệu quả
5 bước nghiên cứu từ khóa hiệu quả
B1: Xác định chủ đề seo và mục tiêu
Để nghiên cứu từ khóa thì bạn cần phải xác định chủ đề bạn cần SEO là gì, ai là người bạn hướng tới, mục đích SEO của bạn là gì.
B2: Tìm kiếm, phân tích từ khóa
Sau khi xác định chủ đề và mục tiêu, bạn cần phải tìm kiếm, phân tích từ khóa phù hợp để mang lại hiệu quả cao.
Bạn có thể tìm kiếm từ khóa thông qua nhiều cách:
Đầu tiên là bạn sẽ viết ra những từ khóa mà bạn nghĩ tới, viết ra một danh sách càng nhiều càng tốt.
Thứ 2, tìm kiếm những từ khóa liên quan dưới chân trang google
Thứ 3 là sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa:
Đây là 2 công cụ hữu ích nhất mà bất kỳ một người làm SEO cũng sử dụng.
- Google keyword planner
Công cụ google keyword planner giúp bạn dễ dàng kiểm tra thứ hạng từ khóa thay thời gian, tìm thấy các gợi ý cũng như xu hướng tìm kiếm từ khóa của người dùng. Đây là công cụ rất hữu ích giúp bạn lập kế hoạch từ khóa phù hợp, đạt hiệu quả tốt. Đặc biệt, đây còn là một công cụ hoàn toàn miễn phí, sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn trong quá trình nghiên cứu.
- Ahrefs
Một công cụ quan trọng khác không thể không nhắc tới đó là Ahref. Ngoài tính năng kiểm tra thứ hạng, gợi ý từ khóa liên quan giống google keyword planner, Ahref còn có tính năng ưu việt khác như kiểm tra đối thủ cũng như kiểm tra backlink dễ dàng, không tốn thời gian.
B3: Phân tích đối thủ, độ khó từ khóa
- Phân tích đối thủ
Bạn sẽ phân tích đối thủ cạnh tranh đứng đầu top, học hỏi những điều hay, điểm tốt của đối thủ. Từ đó khắc phục những điểm chưa tốt ở mình thì mới có hi vọng vượt qua được.
+ Phân tích onpage
+ Phân tích offpage/ backlink
+ Thứ hạng từ khóa
- Phân tích độ khó từ khóa
Độ khó của từ khóa ảnh hưởng trực tiếp tới thành bạn của một dự án, đây là bước quan trọng trong công việc của SEOer. Độ khó của một từ khóa sẽ giúp bạn dự đoán được thời gian, khả năng lên top.
Kiểm tra độ khó của từ khóa hiệu quả:
- Sử dụng công cụ google adwords keyword
Đây là công cụ giúp bạn đánh giá độ khó từ khóa rất hiệu quả, xác định mức độ cạnh tranh của từ khóa cụ thể thông qua số liệu thống kê theo từng tháng, quý, thậm chí năm.
Độ khó từ khóa được đánh giá dựa trên số lượt truy cập tháng, số lượt truy cập càng cao thì độ khó càng lớn và ngược lại.
+ 100 đến 1.000/ tháng: Độ khó ở mức bình thường
+ 1.000 đến 10.000/ tháng: Độ khó tương đối
+ 10.000 đến 100.000/ tháng: Độ khó cao
- Sử dụng chỉ số Keyword Efficiency index (KEI)
Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả từ khóa, chỉ số càng cao thì mức độ từ khóa càng lớn.
- Độ mạnh của website
Đây cũng là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá độ khó từ khóa. Đối với những từ khóa có chỉ số tốt, nhưng khi bạn search kết quả trả về toàn là những website lớn, có uy tín, độ tin cậy cao thì việc SEO từ khóa lên top vô cùng khó.
Sức mạnh của website trang 1 phụ thuộc vào domain, lượng truy cập, liên kết nội bộ, tối ưu offpage…
7 cấp độ của độ khó từ khóa:
Để đánh giá độ khó của từ khóa hiệu quả, bạn nên sử dụng công cụ keyword finder, đây là công cụ thực sự hữu ích phục vụ cho quá làm SEO của bạn đạt hiệu quả.
- 0-15%: Không cạnh tranh
- 16-30%: Ít cạnh tranh
- 31-45%: Cạnh tranh trung bình
- 46-60%: Cạnh tranh khá
- 61-75%: Cạnh tranh cao
- 75-90%: Mức độ cạnh tranh gay gắt
- Trên 91%: Siêu cạnh tranh, cạnh tranh nhất internet
B4: Chọn lọc, lập danh sách từ khóa
Sau khi phân tích độ khó từ khóa, bạn sẽ phải lập ra một danh sách từ khóa khả dụng nhất, để chuẩn bị cho quá trình SEO.
B5: Phân bổ từ khóa
Phân bổ từ khóa là bước rất quan trọng, bạn cần phân bổ từ khóa đến một vị trí thích hợp, một cách tự nhiên và hợp ngữ cảnh nhất. Khi đó các từ khóa mới mang lại hiệu quả trong SEO.
- Từ khóa chính trong title
- Từ khóa trong meta description
- Trong phần description từ khóa chính cần xuất hiện tối thiểu 1 lần, ngoài ra bạn cũng cần bổ sung thêm các từ khóa liên quan để hỗ trợ.
- Từ khóa trong tiêu đề phụ
- Từ khóa trong thẻ Alt
Ngoài ra, bạn cần phân bổ từ khóa một cách tự nhiên trong phần nội dung bài viết.
Kiểm tra mật độ từ khóa
Để biết mật độ từ khóa bạn chèn đã ổn hay chưa, bạn nên dùng công cụ SEOquake để kiểm tra hoặc sử dụng phím tắt control F để kiểm tra tần suất xuất hiện số từ khóa chính và phụ. Mật độ keyword chuẩn SEO là từ 3-5%.
Ý tưởng trong việc chọn từ khóa
- Lấy ý tưởng từ google trend
- Sử dụng google suggest
- Từ khóa chứa tên thương hiệu
- Tham khảo từ khóa của đối thủ
- Tập trung từ khóa dài/ từ khóa ngắn
- Từ khóa về thương mại
- Tham khảo SERPS
Kết Luận
Bài viết trên đây, mình đã giới thiệu cho các những kiến thức căn bản nhất trong việc nghiên cứu từ khóa. Việc nắm rõ kiến thức, quy trình sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo: Hướng dẫn viết content chuẩn SEO dành cho người mới bắt đầu